Trong tổng số 103 điều của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI, gồm 47 điều và bổ sung Điều 91a, sửa đổi tên Chương IV, Chương V để bao hàm đầy đủ các nội dung đã được điều chỉnh trong các chương này; trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua để làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh việc tích lũy thành tích trong khen thưởng; đặc biệt xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung thêm Điều 91a về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp. Ngoài ra, Luật cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, cụ thể:
Về nguyên tắc chung: Quy định việc khen thưởng thành tích đối với tập thể, cá nhân theo “công trạng và thành tích đạt được”, khắc phục tình trạng khen thưởng theo trình tự, cứ khen thưởng hình thức thấp mới được khen hình thức cao hơn, đối tượng khen thưởng được mở rộng, nhất là nông dân, công dân…; quy định cụ thể “không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được”, qua đó tránh việc khen thưởng trùng; nguyên tắc “Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng” được bổ sung bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nam và nữ như nhau theo tinh thần Luật Bình đẳng giới.
Luật đã khắc phục được những vướng mắc trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn “sáng kiến” trong quá trình xét khen thưởng bằng việc bổ sung, liệt kê các hình thức của sáng kiến: “Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận” đã tạo thuận lợi cho việc xét danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.
Về tiêu chuẩn khen thưởng: Tiêu chuẩn khen thưởng trước đây lấy danh hiệu thi đua làm tiêu chuẩn xét hình thức khen thưởng; ví dụ: Cá nhân có 2 năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bằng khen cấp bộ, ngành thì hiện nay các hình thức khen thưởng Bằng khen, Huân chương các loại không quy định tiêu chuẩn danh hiệu thi đua. Đây là điểm mới mở ra việc khen thưởng các tập thể nhỏ, người trực tiếp công tác, học tập, lao động, chiến đấu như nông dân, công nhân… theo tinh thần Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”. Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương các loại nhìn chung có yêu cầu thành tích cao hơn; bổ sung đối tượng tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam. Về mốc thời gian giữa các lần xét khen các danh hiệu vinh dự Nhà nước như: Danh hiệu“Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” tăng lên. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” định kỳ 5 năm xét một lần; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất của bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.
Ngoài ra, Luật mới còn có một số nội dung mới so với trước đây về danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bổ sung thêm danh hiệu Cờ thi đua cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng, Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; về hình thức “Kỷ niệm chương”: Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tặng Huy hiệu cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh, thành phố; về đối tượng khen thưởng bổ sung thêm “Hộ gia đình”; về thẩm quyền khen thưởng: Chủ tịch UBND cấp xã được công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến “, Chủ nhiệm Hợp tác xã được công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến “, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức về công tác khen thưởng như quyết định khen thưởng, trình khen thưởng, trách nhiệm phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến là công nhân, nông dân, người lao động ở các thành phần kinh tế để khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng…
Luật mới bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương làm cơ sở để xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp.
Có thể nói Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng mới ban hành là sự khái quát cao các quan hệ thi đua, khen thưởng từ thực tiễn, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chủ trương của Đảng hiện nay./
Tác giả: Văn phòng Sở GD&ĐT
Những tin mới hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành: 13/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành: 31/01/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Chúng tôi trên mạng xã hội